Răng khôn hay được gọi bởi những cái tên khác nhau như là răng số 8, răng cấm, răng cối thứ 3.
Khác với những chiếc răng còn lại, răng khôn thường mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm, sau khi tất cả các răng khác đã mọc hoàn chỉnh. Răng khôn thường mọc khi bạn đã ở độ tuổi trưởng thành từ 18 đến 24 tuổi, nhưng không phải ai cũng mọc răng khôn.
Thời gian mọc răng khôn có thể kéo dài từ vài tháng, thậm chí đến vài năm mới hoàn thành. Khi răng khôn bắt đầu mọc sẽ có những triệu chứng gây phiền toái như đau nhức, sưng tấy ở nướu, cản trở việc ăn uống bình thường.
Tùy vào cơ địa cũng như cấu trúc xương hàm của mỗi người mà răng khôn có thể mọc đúng vị trí hoặc mọc lệch, mọc ngầm.
Không phải tất cả các chiếc răng khôn khi mọc lên đều bắt buộc phải nhổ bỏ. Trong trường hợp răng khôn của bạn mọc đúng vị trí trên cung hàm, không gây bất kỳ khó chịu hay đau đớn gì thì không cần thiết để nhổ bỏ răng khôn đó. Bạn chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh mắc phải các bệnh lý liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm nha chu...
Trường hợp đặc biệt khác cũng chống chỉ định nhổ răng khôn đó là những người bệnh mắc phải chứng máu khó đông. Nguyên nhân là khi thực hiện tiểu phẫu răng khôn, bác sĩ nha khoa phải bóc tách vạt nướu, để lấy răng khôn ra khỏi cung xương hàm. Vì vậy, nguy cơ chảy máu không cầm được rất dễ xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn diện.
Đối với những trường hợp dưới đây, thực sự cần thiết phải tiến hành nhổ bỏ răng khôn càng sớm càng tốt:
Tiểu phẫu răng khôn là một quá trình phẫu thuật được thực hiện bởi nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng để nhổ bỏ một hoặc nhiều răng khôn.
Để có thể loại bỏ được những chiếc răng khôn ra khỏi xương hàm, các bác sĩ sẽ phải sử dụng những dụng cụ chuyên dụng chứ không thể thực hiện nhổ bỏ bằng phương pháp thông thường. Vậy tiểu phẫu răng khôn có đau không?
Thực tế, việc nhổ răng khôn có đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình trạng sức khỏe, tay nghề của bác sĩ thực hiện và các trang thiết bị máy móc hỗ trợ cho quá trình phẫu thuật.
Bên cạnh đó, trước khi nhổ răng khôn, các bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành gây tê giúp người bệnh không có cảm giác đau nhức trong suốt thời gian tiến hành tiểu phẫu. Sau Khi kết thúc, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc giảm đau thông thường nhằm giúp người bệnh giảm đau hiệu quả tránh ảnh hưởng đến tâm lý sau phẫu thuật.
Theo kinh nghiệm lâm sàng của các bác sĩ nha khoa và trải nghiệm của nhiều người bệnh sau khi nhổ răng khôn, sau 1 - 2 ngày đầu nhổ răng khôn thì người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau ở vùng quanh răng số 8. Mức độ đau nhức của từng người ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu người bệnh có sức khỏe tốt có thể không cảm thấy đau nhức và không cần sử dụng bất kỳ thuốc giảm đau nào vẫn có thể duy trì những sinh hoạt hàng ngày bình thường.
Trong trường hợp sau 1 tuần nhổ răng khôn, người bệnh vẫn cảm thấy tình trạng đau nhức ở vùng răng số 8. Bên cạnh đó, kèm theo một số triệu chứng khác như hiện tượng sưng to, sốt hay sưng hạch thì khả năng người bệnh có thể mắc phải các biến chứng của hậu tiểu phẫu nhổ răng khôn. Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ nha khoa thăm khám và can thiệp xử trí kịp thời.
Nhổ răng khôn
Sau khi thực hiện tiểu phẫu răng khôn, có thể có nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn diện của người bệnh. Để hạn chế tình trạng đó, người bệnh cần lưu ý những nội dung dưới đây:
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến việc nhổ răng khôn. Người bệnh cần áp dụng những hướng dẫn chăm sóc đúng cách về răng miệng để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau khi được tiến hành tiểu phẫu răng khôn.