Sâu răng là những vùng bị tổn thương vĩnh viễn trên bề mặt răng, phát triển thành những lỗ nhỏ li ti trên răng. Sâu răng do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm vi khuẩn trong miệng, ăn vặt thường xuyên, nhâm nhi đồ uống có đường và vệ sinh răng miệng kém.
Sâu răng là vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến nhất trên thế giới. Đối tượng dễ mắc sâu răng: trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Nếu sâu răng không được điều trị, chúng sẽ phát triển lớn hơn và ảnh hưởng đến các lớp cấu trúc răng, dẫn đến đau răng nghiêm trọng, nhiễm trùng và mất răng.
1. Giai đoạn 1
Giai đoạn đầu tiên của sâu răng xảy ra khi răng tiếp xúc với lượng lớn axit do vi khuẩn mảng bám tạo ra. Khi các mảng bám trên răng không được làm sạch, bề mặt răng sẽ dần dần mất đi các khoáng chất. Sâu răng nhẹ ở giai đoạn 1 có thể được phát hiện bằng những đốm trắng nhỏ trên răng, với biểu hiện mất khoáng và men răng.
2. Giai đoạn 2
Giai đoạn thứ hai của sâu răng là quá trình phá vỡ men răng. Những đốm trắng trên răng do mất khoáng sẽ chuyển sang màu nâu. Đây là dấu hiệu cho thấy lượng khoáng chất và men răng bị mất nhiều hơn. Giai đoạn 2 của bệnh sâu răng khiến men răng suy yếu.
3. Giai đoạn 3
Bên dưới men răng có mô gọi là ngà răng. Khi men răng bị mòn, để lộ ngà răng. Bởi vì ngà răng mềm hơn men răng nên nhạy cảm hơn. Với tác động của axit do vi khuẩn mảng bám tạo ra nên ngà răng bị phân hủy nhanh. Ngà răng chứa các ống dẫn đến các dây thần kinh của răng, cho nên khi chúng bị phân hủy, bạn sẽ cảm giác ê buốt, đau nhức nhẹ.
4. Giai đoạn 4
Khi ngà răng phân hủy hoàn toàn sẽ để lộ tủy – phần trong cùng của răng. Các dây thần kinh và mạch máu nằm trong tủy. Khi sâu răng bắt đầu ảnh hưởng đến tủy răng, người bệnh bị kích ứng và sưng tấy, tăng độ nhạy cảm và đau vùng răng bị sâu. Tổn thương tủy sớm có thể được điều trị và phục hồi sức khỏe răng nhưng tổn thương ở giai đoạn trễ có thể phải lấy tủy hoặc nhổ răng sâu.
5. Giai đoạn 5
Giai đoạn 5 là giai đoạn sâu răng nặng vì tủy bị tổn thương nặng, vi khuẩn lây lan và nhân lên bên trong răng, gần các mạch máu và dây thần kinh, dẫn đến tình trạng viêm tuỷ nghiêm trọng và áp xe răng. Áp xe răng gây đau dữ dội có thể lan vào hàm, chúng cần được điều trị ngay lập tức bằng thuốc kháng sinh, điều trị tủy hoặc tệ hơn nữa là nhổ răng.
Sâu răng là kết quả của quá trình vi khuẩn và axit ăn mòn men răng, ngà răng, tấn công tủy răng (1). Một số nguyên nhân dẫn đến sâu răng có thể kể đến như sau:
1. Men răng
Khoảng 97% men răng là hydroxyapatite, dạng khoáng hóa của canxi photphat. Chúng làm cho men răng trở thành vật liệu cứng nhất trong cơ thể, thậm chí còn cứng hơn cả xương. Tuy nhiên, lớp men răng dù cứng đến đâu cũng có thể bị ăn mòn theo thời gian.
Mất men răng là một trong những nguyên nhân chính gây ê buốt răng và cuối cùng dẫn đến sâu răng. Một số yếu tố khiến bạn bị mất men răng như: quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, vệ sinh răng miệng kém, thói quen ăn uống, một số bệnh có liên quan như trào ngược dạ dày,…
2. Hình thể răng
Hình thể răng nhiều vết lồi lõm và rãnh lõm, khó tiếp cận khi đánh răng. Răng hàm và răng tiền hàm có nhiều hố và khe nứt rất tốt cho việc nghiền thức ăn nhưng cũng thu hút vi khuẩn và các mẩu thức ăn thừa. Rất khó để chải sạch mọi ngóc ngách trong hàm răng, vì vậy những chiếc răng này thường bị sâu răng và các vấn đề khác.
3. Vị trí răng
Sâu răng thường xảy ra nhất ở răng hàm. Những chiếc răng này có rất nhiều rãnh, hố và vết nứt, nhiều chân răng có thể bám nhiều thức ăn thừa, khó vệ sinh hơn so với những chiếc răng cửa.
4. Nước bọt
Nước bọt giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách rửa sạch thức ăn và mảng bám trên răng. Các chất được tìm thấy trong nước bọt cũng giúp chống lại axit do vi khuẩn tạo ra. Một số loại thuốc, tình trạng y tế, xạ trị vùng đầu, cổ hoặc một số loại thuốc hóa trị có thể làm tăng nguy cơ sâu răng khi làm giảm tiết nước bọt.
5. Chế độ ăn
Thực phẩm nhiều đường, thực phẩm dễ bám vào răng,… như sữa, kem, mật ong, đường, soda, trái cây sấy khô, bánh ngọt, bánh quy, kẹo cứng và kẹo bạc hà, ngũ cốc khô và khoai tây chiên,… Thói quen ăn vặt, ăn trước khi ngủ, có nhiều khả năng gây sâu răng.
Thường xuyên ăn nhẹ hoặc nhâm nhi đồ uống có đường, sẽ cung cấp cho vi khuẩn trong miệng nhiều nhiên liệu hơn để tạo ra axit tấn công và làm mòn răng. Dùng soda hoặc đồ uống có tính axit khác suốt cả ngày khiến axit tiếp xúc với răng nhiều hơn, ăn mòn men răng.
Đối với trẻ em, trước khi ngủ nếu dùng sữa công thức, nước trái cây,… những đồ uống này sẽ lưu lại trên răng trẻ hàng giờ trong khi trẻ ngủ, nuôi dưỡng vi khuẩn gây sâu răng. Tổn thương này thường được gọi là sâu răng do bú bình.
6. Chải răng không đúng cách
Nếu bạn không làm sạch răng ngay sau khi ăn uống, mảng bám sẽ hình thành nhanh chóng và giai đoạn đầu tiên của sâu răng sẽ bắt đầu.
7. Không nhận đủ florua
Florua là khoáng chất tự nhiên, giúp ngăn sâu răng, thậm chí có thể ngăn tổn thương răng giai đoạn sớm. Nhờ lợi ích này nên florua được thêm vào nhiều nguồn cung cấp nước công cộng. Nó cũng là thành phần phổ biến trong kem đánh răng và nước súc miệng. Nhưng nước đóng chai thường không chứa florua.
8. Trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi
Sâu răng phổ biến ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, người lớn tuổi cũng có nguy cơ cao hơn. Theo thời gian, răng có thể bị mòn và nướu bị tụt, khiến răng dễ bị sâu. Người lớn tuổi cũng có thể sử dụng nhiều loại thuốc làm giảm tiết nước bọt, làm tăng nguy cơ sâu răng.
9. Vết trám lâu ngày
Qua nhiều năm, vết trám răng có thể yếu đi, bắt đầu bị phá vỡ hoặc phát triển các cạnh gồ ghề. Chúng tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ dễ dàng hơn và khó loại bỏ hơn.
10. Ợ nóng
Ợ nóng hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể khiến axit dạ dày trào ngược vào miệng, làm mòn men răng và gây tổn thương răng đáng kể. Chúng khiến ngà răng dễ bị vi khuẩn tấn công hơn, gây sâu răng. Nha sĩ có thể khuyên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem liệu trào ngược dạ dày có phải là nguyên nhân làm mất men răng hay không.
11. Rối loạn ăn uống
Chán ăn hoặc chứng cuồng ăn có thể làm xói mòn và sâu răng nghiêm trọng. Axit dạ dày do nôn nhiều lần có thể hòa tan men răng. Rối loạn ăn uống cũng cản trở quá trình sản xuất nước bọt.
Sâu răng nguy hiểm vì chúng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và lâu dài, ngay cả đối với trẻ chưa mọc răng vĩnh viễn. Các biến chứng của sâu răng có thể bao gồm:
Khi tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng, bạn có thể mắc một số vấn đề như:
1. Điều trị sâu răng bằng Florua
Nếu phát hiện sâu răng ở giai đoạn đầu, việc điều trị bằng florua có thể khôi phục men răng và ngăn ngừa sâu răng tiến triển thêm.
2. Trám răng
Nha sĩ sẽ lấp đầy lỗ sâu răng bằng vật liệu nha khoa đa dạng (GIC, Composite…) đã được Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, FDA và các cơ quan y tế công cộng khác công nhận về độ an toàn. Các trường hợp dị ứng với chất trám rất hiếm.
3. Bọc răng sứ
Khi răng bị sâu nặng đến mức không còn nhiều men khỏe mạnh. Nha sĩ sẽ loại bỏ những phần bị hư hỏng, sau đó lắp mão làm từ vàng, sứ hoặc sứ kết hợp kim loại giúp phục hồi hình dáng và kích thước răng
4. Điều trị tủy răng
Nếu chân răng hoặc tủy răng bị chết hoặc bị thương do sâu răng, không thể chữa được. Nha sĩ sẽ loại bỏ dây thần kinh, mạch máu và mô cùng với các phần răng bị mục nát. Họ lấp đầy ống tuỷ đã được làm sạch bằng vật liệu nha khoa để trám kín ống tủy, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập trở lại. Bạn có thể cần mão răng để phục hồi kích thước, hình dáng của răng sau khi lấy tủy.
5. Nhổ răng và phục hình răng
Khi bị sâu răng nặng, làm hư toàn bộ răng bạn cần nhổ bỏ chiếc răng này. Lúc này nha sĩ sẽ đưa ra nhiều lựa chọn để phục hình răng, trong đó có trồng răng giả thay thế vào phần răng bị mất.
AN TÂM CHẤT LƯỢNG, BẢO HÀNH MINH BẠCH.
Nha Khoa Vạn Thành Long Khánh bảo hành miếng trám từ 3-6 tháng. Đảm bảo chất lượng và hiệu quả:
-Bảo vệ bề mặt răng không bị sâu.
-Hạn chế tình trạng mòn men răng.
-Ngăn chặn sự hình thành cũng như tấn công của mảng bám và vi khuẩn.
-Trám răng phòng ngừa giúp bảo vệ hàm răng khỏe mạnh, phòng ngừa nguy cơ sâu răng cối lớn ở trẻ em.
Nha Khoa Vạn Thành Long Khánh với đội ngũ Bác sĩ, Nha sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm, trang thiết bị đầy đủ và hiện đại sẽ là địa chỉ an tâm và tin cậy để bạn lựa chọn thực hiện phương pháp khám răng tổng quát an toàn, hiệu quả. Theo dõi thêm các ưu đãi hiện có tại Fanpage Nha Khoa Vạn Thành Long Khánh cách nhanh chóng nhất!
Mọi thắc mắc về thông tin dịch vụ quý cô, chú, anh, chị có thể liên hệ đến Nha Khoa Vạn Thành Long Khánh ngay bây giờ.
Địa chỉ: 17 Hùng Vương, P Xuân Trung Tp Long Khánh
Hotline: 0251.3647.842
Email: drtuantran09@gmail.com