Phòng Ngừa Bệnh Nha Chu

Phòng Ngừa Bệnh Nha Chu

Phòng Ngừa Bệnh Nha Chu

Phòng Ngừa Bệnh Nha Chu
Phòng Ngừa Bệnh Nha Chu

Phòng Ngừa Bệnh Nha Chu

Ngày đăng: 30/07/2024 10:15 AM

    Viêm nha chu là gì?

    Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng nướu răng cấp độ nặng, do vi khuẩn và các vi sinh vật khác bám trên bề mặt răng và trong các túi xung quanh răng gây ra. Khi chúng nhân lên, hệ thống miễn dịch phản ứng, dẫn đến viêm quanh chân răng.

    Viêm nha chu là bệnh viêm mạn tính. Trong giai đoạn viêm nha chu tiến triển sẽ gây tổn thương xương và răng. Nếu không được điều trị hoặc điều trị sai cách sẽ dẫn đến mất răng, có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, nếu viêm nha chu được điều trị sớm và duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ được trị khỏi.

    Dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu:

    • Nướu (lợi) tấy đỏ, sưng và dễ bị chảy máu
    • Nướu tụt ra khỏi răng
    • Hơi thở có mùi hôi
    • Túi mủ hình thành giữa răng và nướu
    • Răng bị lung lay hoặc cách xa các răng còn lại
    • Sự thay đổi về sự khít sát nhau của các răng khi cắn

    Nguyên nhân viêm nha chu là gì?

    Trong hầu hết các trường hợp, viêm nha chu bắt đầu từ mảng bám . Mảng bám là một màng dính được tạo thành từ vi khuẩn. Nếu không được điều trị, bệnh tiến triển theo thời gian thành viêm nha chu:

    • Mảng bám hình thành trên răng khi tinh bột và đường trong thức ăn tương tác với vi khuẩn thường thấy trong miệng. Đánh răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần sẽ loại bỏ mảng bám.
    • Mảng bám có thể cứng lại dưới đường viền nướu hình thành cao răng nên khó loại bỏ hơn. Bạn không thể loại bỏ mảng bám bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa mà cần đi cạo vôi răng. Mảng bám và cao răng chứa đầy vi khuẩn, chúng càng ở trên răng của bạn lâu thì càng gây nhiều tổn thương.
    • Mảng bám có thể gây viêm nướu, dạng nhẹ nhất của bệnh nướu răng. Viêm nướu là tình trạng kích ứng và sưng mô nướu xung quanh chân răng. Mảng bám có thể được khắc phục bằng cách chăm sóc răng miệng tốt tại nhà và đến bác sĩ răng hàm mặt sớm trước khi bạn bị tiêu xương.
    • Kích ứng và sưng nướu có thể gây viêm nha chu. Điều này gây ra các túi sâu hình thành giữa nướu và răng của bạn. Túi này chứa đầy mảng bám, cao răng, vi khuẩn và trở nên sâu hơn theo thời gian. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng tiến triển sâu hơn sẽ gây mất mô và xương. Cuối cùng, bạn có thể mất răng. Tình trạng viêm liên tục có thể gây căng thẳng cho hệ thống miễn dịch, gây ra các vấn đề sức khỏe khác.

    PHÒNG NGỪA NHA CHU VỚI QUY TRÌNH TẠI NHA KHOA VẠN THÀNH LONG KHÁNH:

    • Cạo vôi răng để loại bỏ các mảng bám và tác nhân gây hôi miệng, ngừa chảy máu nướu, tiêu xương cân răng.
    • Đánh bóng răng, bề mặt thân và cổ răng nhằm hạn chế hình thành vôi răng.

    ĐỐI TƯỢNG CHỈ ĐỊNH:

    • Người có thói quen vệ sinh răng miệng kém, mắc các bệnh như viêm nướu.
    • Phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ đang cho con bú.
    • Người có các thói quen hút thuốc hoặc nhai thuốc lá, lạm dụng các chất gây nghiện.
    • Mắc các bệnh toàn thân như tiểu đường, các bệnh về máu (bạch cầu,…) , HIV/AIDS, ung thư, …
    • Béo phì, dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu vitamin C,…

    Phương Pháp Điều Trị Viêm Nha Chu

    A. Điều trị khẩn cấp
    -Khi ở vùng nướu lợi hoặc niêm mạc có ổ mủ (áp-xe), sẽ có chỉ định điều trị khẩn cấp.
    -Biểu hiện thường là sưng đỏ niêm mạc, đau nhiều hay ít, sờ thấy phập phều. Ổ mủ có thể tạm thời khỏi khi bệnh nhân tự dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, nhưng bệnh vẫn tồn tại và đi vào trạng thái mạn tính, sau đó thỉnh thoảng bộc phát cơn cấp tính, cứ tái diễn theo chu kỳ và ngày càng trầm trọng.

    B. Điều trị không phẫu thuật
    – Chỉnh sửa hoặc thay thế tất cả những miếng trám và phục hình không đúng kỹ thuật.
    – Đánh giá và chỉ định răng cần nhổ (không thể giữ được).
    – Cố định răng (nếu răng lung lay).
    – Thực hiện phục hình tạm thời (nếu cần thiết).
    – Cạo cao răng – xử lý mặt gốc răng
    – Chấm các thuốc sát khuẩn, chống viêm.

    C. Phẫu thuật
    • Phẫu thuật chỉ áp dụng khi đã áp dụng các biện pháp điều trị thông thường nhưng bệnh không có dấu hiệu đáp ứng. Thường có các loại sau:
    • Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu: Làm giảm độ sâu túi nha chu, thuận lợi cho việc vệ sinh làm sạch mảng bám vi khuẩn trên răng.
    • Phẫu thuật tái tạo: Xương và mô nha chu bị phá hủy tạo thành túi nha chu xung quanh răng. Các túi nha chu ngày càng sâu, chứa đựng nhiều vi khuẩn và tiêu hủy thêm nhiều xương và mô nha chu làm cho răng lung lay nhiều. Sau phẫu thuật, một phần xương và mô nha chu có thể tái tạo trở lại.
    • Phẫu thuật ghép mô mềm: Chân răng bị bộc lộ là hậu quả của sự tụt lợi. Phẫu thuật ghép mô mềm sẽ phục hồi những hư hại và ngăn chặn sự tụt lợi tiếp tục dẫn đến sự phá hủy mô lợi và xương quanh răng. Phẫu thuật có thể tiến hành ở 1 hoặc nhiều răng đem lại sự hài hòa của đường viền lợi và cải thiện tình trạng ê buốt răng.

    D. Điều trị duy trì:
    – Sau khi áp dụng các phương pháp điều trị tích cực và bệnh ổn định, người bệnh cần được kiểm tra, theo dõi, thăm khám định kỳ và áp dụng điều trị duy trì nhằm mục đích kiểm soát, ngăn ngừa bệnh tái phát và tiến triển.

    Cách chữa viêm nha chu răng tại nhà

    Điều trị tại nhà giúp kiểm soát sự tích tụ mảng bám và giảm nguy cơ mắc bệnh nướu răng. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) đưa ra lời khuyên sau:

    • Đánh răng trong 2 phút hai lần mỗi ngày bằng bàn chải đánh răng hoặc bằng điện có lông mềm.
    • Sử dụng kem đánh răng có fluor.
    • Chải tất cả các bề mặt răng.
    • Thay bàn chải đánh răng 3 – 4 tháng 1 lần hoặc thường xuyên hơn nếu lông bàn chải bị xơ hoặc sờn.
    • Chọn bàn chải đánh răng chất lượng.
    • Không nên dùng chung bàn chải, vì vi khuẩn có thể lây lan theo cách này.
    • Cân nhắc dùng thêm: chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng, nước súc miệng sát trùng.
    • Bỏ thuốc lá.
    • Hạn chế uống rượu.
    • Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả.
    • Đến nha sĩ ít nhất 1 lần 1 năm.
    • Uống đủ nước, mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước.
    • Kiểm soát tốt lượng đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Cách phòng ngừa viêm nha chu

    Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm nha chu là tập thói quen chăm sóc răng miệng thật tốt. Bắt đầu thói quen này khi còn trẻ và duy trì trong suốt cuộc đời.

    • Chăm sóc răng miệng tốt: đánh răng trong 2 phút ít nhất 2 lần 1 ngày, vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần trong ngày trước khi đánh răng để làm sạch các mẫu thức ăn và vi khuẩn còn sót lại.
    • Khám răng định kỳ: gặp nha sĩ 6 – 12 tháng 1 lần để làm sạch răng. Nếu bạn có các yếu tố rủi ro làm tăng khả năng mắc bệnh viêm nha chu như bị khô miệng, hút thuốc lá, bệnh tiểu đường,… cần khám răng định kỳ thường xuyên hơn.

    Nha Khoa Vạn Thành Long Khánh với đội ngũ Bác sĩ, Nha sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm, trang thiết bị đầy đủ và hiện đại sẽ là địa chỉ an tâm và tin cậy để bạn lựa chọn thực hiện phương pháp khám răng tổng quát an toàn, hiệu quả. Theo dõi thêm các ưu đãi hiện có tại Fanpage Nha Khoa Vạn Thành Long Khánh cách nhanh chóng nhất! 

    Mọi thắc mắc về thông tin dịch vụ quý cô, chú, anh, chị có thể liên hệ đến Nha Khoa Vạn Thành Long Khánh ngay bây giờ.

    Địa chỉ: 17 Hùng Vương, P Xuân Trung Tp Long Khánh
    Hotline: 0251.3647.842
    Email: drtuantran09@gmail.com

    Zalo
    Hotline